banner

UBND TỈNH TÂY NINH

TRANG THÔNG TIN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
VÀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ TỈNH TÂY NINH
TRANG THÔNG TIN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
VÀ GIÁM SÁT ĐẦU TƯ TỈNH TÂY NINH

TÂY NINH

ĐIỂM ĐẾN ĐẦU TƯ

Map of Tây Ninh

A. TỔNG QUAN TỈNH TÂY NINH

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Tây Ninh nằm trong vùng Đông Nam bộ và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên 4.041,65 km2, dân số khoảng 1.188.758 người, có 9 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Tây Ninh, Thị xã Trảng Bàng, Thị xã Hòa Thành và 06 huyện (Bến Cầu, Gò Dầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Tân Châu và Tân Biên).

Tây Ninh cách Thành phố Hồ Chí Minh 99 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 22; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước; phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An; phía Tây và phía Bắc giáp 03 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia là Tbong Khmum, Prey Veng và Svay Rieng với đường biên giới dài 240 km với 03 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam), 03 cửa khẩu chính (Kà Tum, Chàng Riệc và Phước Tân), 10 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn lối mở. Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 70 km và Thủ đô PhnômPênh – Vương quốc Campuchia 170 km. Với vị trí địa lý thuận lợi nêu trên, Tây Ninh có nhiều tiềm năng trong việc kết nối các nguồn lực kinh tế xuyên Á, đặc biệt là Hành lang Kinh tế phía Nam Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, góp phần thúc đẩy nhanh trong quá trình hội nhập sâu, rộng trong Khu vực Đông Nam Á.

Địa hình: Độ cao trung bình khoảng 35 m so với mực nước biển, địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất công trình đồng đều, tính cơ lý của đất tốt, thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và kết cấu hạ tầng với chi phí thấp.

Đất đai: Tây Ninh có 4 nhóm đất chính, có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, tỷ lệ sét vật lý ở tầng canh tác 30 – 45%, đất có kết cấu tốt. Độ pH 4,57 – 4,90; thành phần đạm, lân, kali tổng số từ trung bình đến khá, nghèo lân dễ tiêu, hàm lượng chất hữu cơ ở tầng canh tác dao động từ 1,5 – 5,8%, được phân bổ:

  • Nhóm đất xám bạc màu 335.435 ha, chiếm 83,04% diện tích tự nhiên;
  • Nhóm đất phù sa 21.867 ha, chiếm 5,41%;
  • Nhóm đất đỏ vàng 14.468 ha, chiếm 3,58%;
  • Nhóm đất phèn 6.822 ha chiếm 1,69% DTTN.
1

Khí hậu: Có 02 mùa mưa và mùa khô, ít bị ảnh hưởng của bão lũ, rất thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên quy mô lớn. Với lợi thế giờ nắng và bức xạ cao, Tây Ninh đã và đang huy động đầu tư phát triển điện mặt trời.

Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm sản sinh trên địa bàn tỉnh là 1.763 mm (2021). Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng XI chiếm hơn 90% tổng lượng mưa trung bình cả năm, mùa khô thường bắt đầu từ tháng XII đến tháng IV năm sau và chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng mưa trung bình năm.

Số giờ nắng hàng năm: Trung bình từ 2.500 – 2.700 giờ (khoảng 6,8 – 7,4 giờ/ngày). Trong năm, số giờ nắng vào mùa khô rất cao, trung bình 240 – 260 giờ/tháng (8,0 – 8,7 giờ/ ngày), thời gian mùa mưa có số giờ nắng thấp hơn hẳn, trung bình 180 – 200 giờ/tháng (6,0 – 6,7 giờ/ngày).

Gòn và sông Vàm Cỏ Đông với khối lượng vận tải khoảng 31,5 ~ 35,5 triệu tấn/năm tạo ra lợi thế kết hợp giao thông thuỷ bộ, đặc biệt phát huy lợi thế khi hệ thống cảng thuỷ nội địa và trung tâm Logistic hiện được quan tâm đầu tư đồng bộ.

Hiện nay, Trung tâm logistics, cảng cạn ICD và cảng tổng hợp tại xã Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; cảng cạn ICD Thanh Phước; cảng thuỷ nội địa Thành Thành Công và các cảng khác theo sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông đang được triển khai đầu tư đồng bộ sẽ khai thác hiệu quả Hành lang vận tải thủy Tây Ninh – Thành phố Hồ Chí Minh – Bà Rịa-Vũng Tàu.

Khoảng cách từ khu vực trung tâm tỉnh Tây Ninh đến một số cảng:

  • Cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh): Khoảng 110 km;
  • Cảng Hiệp Phước (Thành phố Hồ Chí Minh): Khoảng 120 km.

II. HẠ TẦNG KINH TẾ

1. Mạng lưới giao thông

Đường bộ:

Tỉnh Tây Ninh có 02 trục quốc lộ quan trọng Xuyên Á và 22B, là tuyến huyết mạch kết nối Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam với Campuchia và ASEAN. Đồng thời, trục hành lang kinh tế quốc gia theo nhánh rẽ Đường Hồ Chí Minh đi qua Tây Ninh kết nối Tây Nguyên với Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong tương lai gần, hình thành tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài; cao tốc Gò Dầu - Xa Mát và trục kết nối Bình Dương – Tây Ninh thông qua tuyến Bàu Bàng – Dầu Tiếng – Bến Củi – Mộc Bài sẽ tạo động lực mới cho Tây Ninh cất cánh.

Đường thủy:

Tỉnh có 02 tuyến vận tải thủy Tây Ninh — Thành phố Hồ Chí Minh — Bà Rịa-Vũng Tàu (khu bến cảng Cái Mép - Thị Vải) theo sông Sài

2. Cung cấp điện, nước

a. Hệ thống điện

Lưới điện quốc gia đồng bộ về truyền tải và trạm biến áp với 02 hướng cấp điện: Hướng Bắc từ trạm 220/110KV Bình Long và hướng Nam từ trạm 500/220KV Củ Chi. Hệ thống trạm hạ thế đồng bộ đáp ứng phụ tải nhu cầu phát triển, hiện có 09 trạm biến áp 110KV với tổng công suất là 571MVA và 02 trạm biến áp 220KV với tổng công suất là 750MVA góp phần cho sự đảm bảo năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tại các Khu Công nghiệp Trảng Bàng, Phước Đông, Chà Là và Thành Thành Công đều có đầu tư trạm điện 100KV riêng, đảm bảo đồng bộ với nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp.

b. Hệ thống thủy lợi:

Hồ Dầu Tiếng, công trình thủy lợi lớn nhất cả nước (diện tích mặt nước 27.000 ha, dung

2

tích chứa 1,58 tỷ m3 nước) có khả năng tưới tiêu cho khoảng 100.000 ha đất nông nghiệp. Nguồn nước Hồ Dầu Tiếng còn đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nước sinh hoạt của Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Long An.

Dự án tưới tiêu phía Tây sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 01 đã hoàn thành, dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng về phục vụ tưới tiêu cho hơn 17.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi cho người dân ở 02 huyện biên giới Châu Thành và Bến Cầu.

c. Hệ thống cấp nước:

Hệ thống cấp nước sinh hoạt và đô thị hiện có tổng công suất thiết kế khoảng 27.300 m3/ ngày đêm. Riêng các khu công nghiệp tỉnh hiện có 07 nhà máy cung cấp nước sạch với tổng công suất thiết kế khoảng 63.400 m3/ngày đêm. Độ pH nước ngầm dao động từ 5-6, nước mặt dao động từ 6,2-9,26.

B. MỘT SỐ NÉT NỔI BẬT CỦA NỀN KINH TẾ

I. KẾT QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

Năm 2022, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP – theo giá so sánh 2010) ước thực hiện 56.289 tỷ đồng, tăng 9,56% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Tây Ninh tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ (chưa tính thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) trong GRDP theo giá hiện hành ước đạt 20,2% - 45,5%- 29,6%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 3.707 USD.

Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 16,1% so với cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,53%. Hầu hết các ngành công nghiệp chủ yếu đều tăng sản lượng, như: Lanke Poolan (+23,0%); vỏ, ruột xe các loại (+19,4%); giầy các loại (+17,7%); bột mì (+16,5%); điện sản xuất (+12,0); điện thương phẩm (+11,8%).

Tổng doanh thu du lịch ước đạt 1.400 tỷ đồng, tăng 130% so cùng kỳ; với hơn 4,5 triệu lượt khách tham quan tại các khu, điểm du lịch, tăng 200% so cùng kỳ.

3

II. THẾ MẠNH VỀ NÔNG NGHIỆP

Nông nghiệp được xem là một trong những lĩnh vực quan trọng, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Tây Ninh. Ngành Nông nghiệp chiếm khoảng 20,2% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh với diện tích đất nông nghiệp khoảng 342.143 ha, chiếm 84,6% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm 80% giá trị, ngành chăn nuôi chiếm 13%, còn lại là ngành thuỷ sản, lâm nghiệp và dịch vụ nông nghiệp.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2022 đạt 223 triệu USD, trong đó 02 mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chính của tỉnh là cao su với 126,8 triệu USD (chiếm 56,8%) và hạt điều với 92,7 triệu USD (chiếm 41,5%).

Đồng thời, tỉnh Tây Ninh đã ban hành đề án định hướng phát triển 20 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh , gồm 02 giai đoạn: Giai đoạn 2022 – 2025 với 09 vùng (05 vùng trồng trọt với diện tích 2.950 ha, 03 vùng chăn nuôi gà thịt với quy mô 972.000 con/lứa và 01 vùng hỗn hợp trồng trọt và chăn nuôi với diện tích 1.646,1 ha); giai đoạn 2026 – 2030 với 11 vùng (08 vùng trồng trọt với diện tích 5.714,7 ha; 02 vùng chăn nuôi bò sữa, lợn thịt với quy mô 50.000 con/năm và 01 vùng hỗn hợp trồng trọt và chăn nuôi với diện tích 1.000 ha).

Điều kiện tự nhiên thuận lợi, quỹ đất sản xuất nông nghiệp dồi dào cùng các chính sách phù hợp để đẩy mạnh phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo điều kiện cho tỉnh Tây Ninh phát huy ưu thế về quy mô diện tích nhằm thu hút đầu tư sản xuất chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn theo chuỗi giá trị.

III. NHỮNG NÉT ĐỘC ĐÁO VỀ DU LỊCH

Một số địa điểm du lịch nổi tiếng tại Tây Ninh:

- Núi Bà Đen: Ngọn núi cao nhất Nam Bộ (986 m), là điểm đến tham quan của trên 2,5 triệu lượt du khách mỗi năm. Hiện nay, tỉnh đang đầu tư Khu Du lịch quốc gia núi Bà Đen trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế, đặc sắc, giữ vai trò trung tâm có sức lan tỏa lớn dẫn dắt phát triển du lịch của tỉnh.

Núi Bà Đen
Tòa Thánh Cao Đài

- Tòa Thánh Cao Đài: Là trung tâm đạo Cao Đài, một tôn giáo ra đời tại Tây Ninh từ năm 1926. Với kiến trúc độc đáo của Tòa Thánh, những lễ hội lớn vào tháng Giêng, tháng Tám âm lịch thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan mỗi năm.

4

- Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát cách Thành phố Tây Ninh 40 km, diện tích 18.765 ha có giá trị cao đa dạng sinh học, có nhiều loại động thực vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam, rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá, nghiên cứu khoa học…

- Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam ở về phía Bắc tỉnh Tây Ninh, sát biên giới Việt Nam – Vương quốc Campuchia, cách Thành phố Tây Ninh khoảng 60 km. Di tích hiện nay không chỉ có giá trị đặc biệt đối với truyền thống lịch sử mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

- Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam ở về phía Bắc tỉnh Tây Ninh, sát biên giới Việt Nam – Vương quốc Campuchia, cách Thành phố Tây Ninh khoảng 60 km. Di tích hiện nay không chỉ có giá trị đặc biệt đối với truyền thống lịch sử mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

5

C. TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ

I. THU HÚT ĐẦU TƯ

Tổng vốn thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2022 đạt 16.517,9 tỷ đồng và 594,4 triệu USD, trong đó có 54 dự án (40 dự án trong nước và 14 dự án nước ngoài) được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.

Lũy kế trên địa bàn tỉnh có 674 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực với vốn đăng ký là 116.143 tỷ đồng và 350 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 8.937,7 triệu USD.

II. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

Tỉnh Tây Ninh hiện có 06 Khu công nghiệp (gọi tắt là KCN) nằm trong quy hoạch KCN Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 2628/TTg-KTN ngày 22/12/2014 và Công văn số 27/TTg-KTN ngày 12/01/2021, với tổng diện tích đất theo quy hoạch là 3.959 ha. Trong đó, có 05 KCN đã được cấp phép thành lập (KCN Trảng Bàng, KCX & CN Linh Trung III, KCN Chà Là, KCN Phước Đông, KCN Thành Thành Công), với tổng diện tích đất được duyệt là 3.385,19 ha, diện tích đất thực hiện thực tế là 3.383,07 ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 2.540,1 ha, diện tích đã cho thuê 1.641,74 ha đạt 64,63%, diện tích còn lại có thể cho thuê 898,36 ha. Đề án phát triển Khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 bổ sung 03 KCN mới (KCN Hưng Thuận, quy mô 700 ha; KCN Thạnh Đức, quy mô 2.765 ha; KCN Bến Củi, quy mô: 500 ha) và 01 KCN mở rộng (KCN Thành Thành Công mở rộng, quy mô: 479 ha) với tổng diện tích là 4.444 ha.

Bên cạnh đó, tỉnh Tây Ninh đang điều chỉnh quy hoạch chung của 02 khu kinh tế cửa khẩu: Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát và Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài với định

hướng tận dụng lợi thế cửa ngõ hành lang kinh tế Xuyên Á để đẩy mạnh phát triển kinh tế biên mậu và logistic. Mục tiêu phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài thành đại đô thị công nghiệp – dịch vụ có tầm cỡ khu vực. Hình thành chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí Minh gắn với hành lang kinh tế Xuyên Á, trở thành cửa ngõ quan trọng kết nối, giao thương, trung chuyển hàng hoá, dịch vụ, du lịch với Vương quốc Campuchia, các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

III. PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP

Tỉnh Tây Ninh hiện có 07 cụm công nghiệp (gọi tắt là CCN) với tổng diện tích là 365,78 ha (05 CCN đang hoạt động và 02 CCN chưa hoạt động); trong đó, 05 CCN đang hoạt động với tổng diện tích 215,78 ha, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê 174,68 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt 89%.

Định hướng phát triển các CCN là CCN đa ngành, sẵn sàng mời gọi các dự án đầu tư phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh. Ưu tiên các dự án đầu tư sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương, như các dự án chế biến nông sản, chế biến gỗ, cơ khí chế tạo, cơ khí lắp ráp… Thu hút nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, nhưng tập trung hơn vào các nhà đầu tư trong nước, quy mô nhỏ và vừa.

6

D. CHI PHÍ ĐẦU TƯ

I. ĐẤT ĐAI VÀ CÁC TIỆN ÍCH

Loại chi phíĐơn giá(chưa bao gồm VAT)
Giá thuê đất có hạ tầng 90-120 USD/m2/ năm
Giá nước sạch 0,32-0,42 USD/m3
Phí xử lý nước thải 0,3-0,4 USD/m 3
Phí duy tu hạ tầng 0,4-0,6USD/m2/ năm

Phí vận chuyển Container về cảng Cát Lái.

Cont. 40 feet: ~2,5 USD/km

Cont. 20 feet: ~2,4 USD/km

Giá điện

(Tính theo giá điện EVN Việt Nam)

-Giờ bình thường: 1.536đ/KWH

-Giờ thấp điểm: 970đ/KWH

-Giờ cao điểm: 2.759đ/KWH

II. LAO ĐỘNG

Thông tinSố liệu
- Dân số trên toàn tỉnh 1.188.758 người
- Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc 677.005 người
- Thu nhập bình quân 1 tháng của người lao động: 4,617 triệu đồng
Bảo hiểm (phần người lao động)
  • Bảo hiểm xã hội (8%)
  • Bảo hiểm y tế (1,5%)
  • Bảo hiểm thất nghiệp (1%)
  • Kinh phí Công Đoàn (1%)
Tổng cộng: 11,50% trên mức lương cơ bản và phụ cấp
Bảo hiểm (phần người sử dụng LĐ)
  • Bảo hiểm xã hội (18%)
  • Bảo hiểm y tế (3%)
  • Bảo hiểm thất nghiệp (1%)
  • Kinh phí Công Đoàn
Tổng cộng: 23,50% trên mức lương cơ bản và phụ cấp

E. DANH MỤC DỰ ÁN THU HÚT ĐẦU TƯ

I. Danh mục dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023

Danh mục dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023 ban hành kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-UBND ngày 16/5/2023 của UBND tỉnh Tây Ninh bao gồm 16 dự án (Phụ lục 01) trong đó:

  • - Lĩnh vực đầu tư xây dựng khu đô thị: 05 dự án;
  • - Lĩnh vực đầu tư xây dựng nhà ở: 06 dự án;
  • - Lĩnh vực khu thương mại dịch vụ, chợ: 01 dự án;
  • - Lĩnh vực công nghiệp: 03 dự án;
7
  • - Lĩnh vực du lịch: 01 dự án.

Tỉnh bổ sung 04 Vùng Nông nghiệp Công nghệ cao tại huyện Tân Châu và Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

II. Danh mục dự án thu hút đầu tư lĩnh vực xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2025

Danh mục dự án thu hút đầu tư lĩnh vực xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1092/QĐ-UBND ngày 15/5/2023 của UBND tỉnh Tây Ninh bao gồm 8 dự án (Phụ lục 02), trong đó:

  • - Lĩnh vực thể dục thể thao: 03 dự án;
  • - Lĩnh vực giáo dục đào tạo: 02 dự án;
  • - Lĩnh vực môi trường: 03 dự án;

F. ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

Tỉnh Tây Ninh có 06 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố; trong đó, Chính phủ ưu đãi đầu tư thuế Thu nhập Doanh nghiệp, thuế sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu… theo địa bàn, cụ thể:

  • - Địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Thành phố Tây Ninh.
  • - Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn: Thị xã Hòa Thành, Thị xã Trảng Bàng, Huyện Gò Dầu, Huyện Dương Minh Châu.
  • - Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Huyện Tân Châu, Huyện Tân Biên, Huyện Châu Thành, Huyện Bến Cầu.

Tỉnh Tây Ninh thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư đúng với quy định của Chính phủ. Đồng thời, cam kết đảm bảo những lợi ích chính đáng của nhà đầu tư; luôn dành cho nhà đầu tư những ưu đãi cao nhất và chỉ yêu cầu nhà đầu tư thực hiện những nghĩa vụ thấp nhất trong khung quy định chung của Nhà nước. Tập trung hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện nhanh các thủ tục để giảm chi phí và thời gian gia nhập thị trường.

8

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh (TANIPI)

- Địa chỉ: Số 300 đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 2, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh;

- Số điện thoại: +84 2763 827638;

- Website: https://sokhdt.tayninh.gov.vn

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh (TANIZA)

- Địa chỉ: Số 215 đường 30/4, Khu phố 3, Phường 2, Thành Phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh;

- Số điện thoại: +84 2763 922661;

- Website: https://taniza.tayninh.gov.vn

Map

Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh

- Địa chỉ: Số 304, đường Cách Mạng Tháng Tám, Khu phố 2, Phường 2, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh;

- Số điện thoại: +84 2763 888585 hoặc +84 27638 14885;

- Website: https://socongthuong.tayninh.gov.vn

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh

- Địa chỉ: Số 139A, đường 30/4, Phường 2, Thành Phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh;

- Số điện thoại: +84 2763 822320;

- Website: https://sovhttdl.tayninh.gov.vn

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tây Ninh

- Địa chỉ: Số 96 Phạm Tung, Khu phố 1, phường 3, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh;

- Số điện thoại: +84 2763 822648;

- Website: https://sonongnghiep.tayninh.gov.vn