CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
(Theo Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 07/02/2022 của UBND tỉnh Tây Ninh) Tải về quyết định 291
1. Giới thiệu tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Trong những năm gần đây, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh cũng như sự nghiệp đổi mới và hội nhập của đất nước.
- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 8.080 doanh nghiệp với vốn điều lệ đăng ký là 195.531 tỷ đồng (tại thời điểm xây dựng Đề án là 6.051 doanh nghiệp, vốn điều lệ đăng ký là 120.630 tỷ đồng), trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm 96,59%...
¤ Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa còn một số hạn chế:
¤ Tình hình khó khăn của các DN một phần bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
(1) Yếu về nguồn lực và tiếp cận nguồn vốn, do đó khó khăn trong việc phát triển sản xuất kinh doanh;
(2) Năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp, kiến thức pháp lý yếu nên hiệu quả kinh doanh thấp, phương án sản xuất kinh doanh chưa chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh;
(3) Năng lực kết nối thị trường, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp còn yếu, các sản phẩm của doanh nghiệp ít được phân phối qua kênh tiêu thụ của các trung tâm thương mại lớn;
(4) Hạn chế trong nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, chưa mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp;
(5) Thiếu thông tin hội nhập, thụ động về các nguyên tắc, cam kết quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư đặc biệt là các cam kết song phương, đa phương;
(6) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn phân tán do nhiều cơ quan chủ trì thực hiện ở các sở, ngành, lĩnh vực khác nhau; chưa có cơ quan chủ trì nên chưa tập trung thống nhất, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiếp cận.
2. Nội dung cơ bản của Đề án
¤ Tất cả các DNNVV thành lập và hoạt động trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2021-2025 đáp ứng các tiêu chí xác định DNNVV theo quy định Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ.
2.2.1 Chính sách hỗ trợ chung
a. Hỗ trợ về tiếp cận tín dụng, bảo lãnh tín dụng
b. Hỗ trợ công nghệ
c. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh
d. Hỗ trợ pháp lý
2.2.2 Chính sách phát triển hỗ trợ nguồn nhân lực
2.2.3 Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh
2.2.4 Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
2.2.5 Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
2.2.1 Chính sách hỗ trợ chung
a. Hỗ trợ về tiếp cận tín dụng, bảo lãnh tín dụng
b. Hỗ trợ công nghệ
c. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh
d. Hỗ trợ pháp lý
a. Hỗ trợ về tiếp cận tín dụng, bảo lãnh tín dụng
- Thành lập “Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV và hỗ trợ khởi nghiệp” nhằm mở rộng các hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó khuyến khích bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV vay vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD).
- Rà soát, cải tiến quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa, ứng dụng công nghệ để DNNVV dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp. Triển khai các chương trình, gói tín dụng cho DNNVV trên địa bàn tỉnh.
b. Hỗ trợ công nghệ
¤ Về công tác hỗ trợ: Sở Tài Nguyên và Môi trường các Sở, ban, ngành có liên quan sẽ có trách nhiệm:
- Thực hiện theo Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 14/8/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020 – 2025
(Sở Tư pháp chủ trì nội dung này)a. Đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh
b. Hỗ trợ đào tạo nghề
a. Đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh
¤ DNNVV sẽ được tham gia khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh và trong lĩnh vực sản xuất, chế biến bằng các hình thức:
a) Hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và 70% tổng chi phí của một khóa quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Miễn học phí cho học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội khi tham gia khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp.
» Trực tuyến: đăng ký tham gia các lớp học online hoặc là doanh nghiệp có thể tải các bài giảng trực tuyến có sẵn trên hệ thống đào tạo trực tuyến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
a) Hỗ trợ 70% tổng chi phí của một khóa đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa (không quá 01 khóa/năm/doanh nghiệp);
b) Hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội (không quá 01 khóa/năm/doanh nghiệp).
(Nội dung này do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì)
b. Hỗ trợ đào tạo nghề
- Ngành nghề được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 3 tháng do doanh nghiệp lựa chọn, xác định trên cơ sở ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và có trong danh mục ngành nghề được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
(Nội dung này do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì)
2.2.3 Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh
¤ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ được hỗ trợ các nội dung sau:
¤ Những DNNVV đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ theo quy định thì sẽ được hỗ trợ các nội dung sau:
¤ Những DNNVV đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ theo quy định thì sẽ được hỗ trợ các nội dung sau:
- Hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên sâu, qua đó học viên của doanh nghiệp được hỗ tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu theo nhu cầu phát triển của ngành, chuỗi giá trị.